CÁC CÔNG VIỆC KẾ TOÁN CHO DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Việc phát triển thương mại trong nước – quốc tế khiến cho số lượng doanh nghiệp làm về thương mại tăng vọt. Cùng với đó, là việc phát sinh đến quản lý tài chính – kế toán của doanh nghiệp. Vậy toàn bộ công việc trong doanh nghiệp thương mại có thể làm là gì ? Bài viết này muốn chia sẻ nội dung để cho những người làm chủ doanh nghiệp có thể thuận tiện trong việc tuyển dụng. Cũng như các kế toán viên có thể trau dồi các kỹ năng phù hợp nhất với công việc của mình.

CÁC CÔNG VIỆC CHÍNH CỦA KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI ?

Công việc của một doanh nghiệp thương mại thường luôn bận rộn. Với doanh nghiệp càng nhiều mặt hàng, đơn hàng, việc quản lý càng khó khăn. Vì thế, công việc của Kế toán làm về doanh nghiệp thương mại sẽ là rất nhiều. Trong đó bao gồm:

  • Kế toán bán hàng
    • Ghi chép những thông tin ghi nhận hóa đơn hàng ngày. Kiểm tra đơn giá sản phẩm, số lượng sản phẩm.
    • Xuất hóa đơn cho khách hàng.
    • Kiểm tra và giám sát kế hoạch lợi nhuận, phân phối hàng bán.
    • Cập nhật giá cả và sản phẩm mới cho doanh nghiệp.
    • Lập các bảng kê hóa đơn bán hàng, doanh thu và thuế GTGT
    • Tính toán tổng doanh thu, đơn giá, thuế GTGT của từng nhóm hàng.
    • Kiểm tra tình trạng quản lý tiền hàng, quản lý khách nợ.
    • Theo dõi và báo cáo lại cho phòng kế toán, đặc biệt là kế toán trưởng.
    • Làm các công việc đối chiếu với bên thủ kho về số lượng hàng bán và hàng tồn.
    • Quản lý hóa đơn chứng từ, các hợp đồng với khách.
  • Kế toán mua hàng
    • Nhận thông tin mua hàng . Kiểm tra đơn giá sản phẩm, số lượng sản phẩm.
    • Cập nhật giá cả mới
    • Theo dõi và báo cáo lại cho phòng kế toán, đặc biệt là kế toán trưởng.
    • Nắm rõ các thông tin về tất cả các khoản chi phí mua hàng, những phát sinh thực tế để dựa vào đó thực hiện xác định kết quả kinh doanh.
    • Làm các công việc đối chiếu với bên thủ kho về số lượng hàng mua và hàng tồn.
    • Quản lý hóa đơn chứng từ, các hợp đồng với nhà cung cấp.
  • Kế toán kho
    • Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, chứng từ trước khi làm thủ tục Xuất/ Nhập hàng hóa vào kho Kiểm tra các hóa đơn
    • Đối chiếu và nhập dữ liệu hàng hóa vào hệ thống 
    • Hạch toán việc xuất nhập hàng hóa, nguyên vật liệu 
    • Làm báo cáo hàng tồn kho, báo cáo xuất nhập tồn 
    • Tham gia công tác kiểm kê định kỳ
    • Tham gia tính giá vốn nhập/ xuất kho hoặc hạch toán chi phí theo từng đơn hàng
  • Kế toán tổng hợp:
    • Tổng hợp thông tin từ các bộ phận để lập báo cáo lên ban giám đốc
    • Nắm rõ giá mua/ bán  thực tế của lượng hàng để điều tiết giá sản phẩm cũng như lãi lỗ trong kinh doanh.
    • Nắm rõ các thông tin về tất cả các khoản chi phí bán hàng, những phát sinh thực tế để dựa vào đó thực hiện xác định kết quả kinh doanh.
    • Cung cấp thông tin về bán hàng và doanh số để phục vụ cho việc chỉ đạo và điều hành kinh doanh của doanh nghiệp.

Kế toán thuế:

  • Hỗ trợ thực hiện tất cả các báo cáo liên quan đến hóa đơn VAT
  • Kê khai theo đúng luật thuế
  • Thực hiện các nghĩa vụ về Thuế của doanh nghiệp.

CÁC RỦI RO VỀ KẾ TOÁN CHO DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI

Với chủ doanh nghiệp, có lẽ việc họ quan tâm lớn nhất chính là: Doanh thu và lợi nhuận. Tuy nhiên, với một doanh nghiệp làm thương mại, chắc chắn sẽ có nhiều thông tin chủ doanh nghiệp cần nắm bắt, đặc biệt là báo cáo từ kế toán, bao gồm:

  • Tình hình lợi nhuận theo mặt hàng/ giá vốn/ khách hàng
  • Phân bổ chi phí chính xác xem chi phí cho doanh nghiệp đang được dồn vào khâu nào
  • Quản lý kho hàng, tài sản, vốn một cách chính xác
  • Kế hoạch xoay vòng vốn theo mặt hàng
  • Tối ưu nhất số tiền thuế phải nộp

Vì vậy, với các doanh nghiệp làm về thương mại, kế toán thường sẽ có nhiều việc để làm, đặc biệt là chạy theo yêu cầu của Khách hàng và chủ doanh nghiệp.

Cũng chính vì lý do đó, sẽ có nhiều vấn đề kế toán phải đặc biệt quan tâm:

  • Ghi nhận và kiểm soát tốt doanh thu từ bán hàng . Đảm bảo công nợ được chính xác. Doanh nghiệp bán hàng thường có thời gian công nợ khác nhau tùy từng khách hàng.
  • Kiểm soát tốt toàn bộ chi phí phát sinh từ việc bán & mua hàng. Chi phí này chỉ nên nằm trong một tỉ lệ nhất định. Nếu vượt quá cần kiểm soát lại.
  • Đảm bảo việc quản lý kế toán kho hàng được chính xác. Tránh trường hợp xảy ra lợi nhuận và vốn nằm quá nhiều tại kho
  • Đảm bảo các báo cáo cho chủ doanh nghiệp xác định được đúng chi phí, doanh thu, lợi nhuận.
  • Đảm bảo hồ sơ Thuế đúng và tư vấn tối ưu cho chủ doanh nghiệp

Rõ ràng, việc làm kế toán của doanh nghiệp thương mại sẽ có rất nhiều số liệu. Do lượng mặt hàng nhiều, cùng với đó là lương giao dịch lớn. Kế toán của một doanh nghiệp thương mại sẽ cần phải chịu được áp lực công việc lớn và xử lý công việc liên tục

GIẢI PHÁP TỐT CHO DOANH NGHIỆP NHỎ ?

Với doanh nghiệp nhỏ, chắc chắn chi phí để dành cho các hoạt động hỗ trợ là không nhiều, trong đó có cả chi phí cho kế toán. Việc kế toán phải làm rất nhiều việc như liệt kê ở trên là khó tránh khỏi. Hầu hết doanh nghiệp chỉ có 1-2 nhân lực phụ trách toàn bộ các hoạt động hỗ trợ, bao gồm hành chính – kế toán – nhân sự – bảo hiểm …

Tuy nhiên, với những doanh nghiệp như thế này, thì công việc của kế toán nhiều chứ không thể chi tiết và chuẩn chỉnh 100% . Có thể coi là “đa mà không tinh”. Lý do thì có nhiều: 

  • Chi phí thuê kế toán kinh nghiệm cao, doanh nghiệp khó có thể chi ra được.
  • Kế toán phải làm nhiều công việc dẫn đến khó có thời gian phân tích, báo cáo

Như vậy, nếu chủ doanh nghiệp muốn có sự phân tích chuyên sâu về nguồn tiền, dòng tiền, hay lợi nhuận thực sự của doanh nghiệp làm thương mại là khó. Đặc biệt trong thời điểm khó khăn kinh doanh, muốn thống kê phân tích để tìm phương án tối ưu.

Vậy giải pháp là gì ? Hiện nay thị trường cũng đang có cho thuê “Kế toán trưởng bán thời gian”. Tức là 1 số kế toán trưởng cá nhân có kinh nghiệm sẽ đến doanh nghiệp 1 vài ngày / 1 tháng để hỗ trợ phân tích và báo cáo, hướng dẫn công việc cho nhân viên.

Tuy nhiên, đây là hình thức dịch vụ theo dạng cá nhân và không phải doanh nghiệp nào cũng phù hợp.

Với nền tảng là dịch vụ kế toán thuế 1ketoan.com, Topa.vn hỗ trợ doanh nghiệp thay cho 1 kế toán trưởng, nhưng còn hơn thế:

  • Dịch vụ kế toán chuyên nghiệp từ bên nhiều kinh nghiệm
  • Hỗ trợ cả tuyển dụng nhân lực, đào tạo nhân sự, thiết lập quy trình kế toán
  • Hỗ trợ công cụ kế toán: Phần mềm tối ưu cho doanh nghiệp
  • Hỗ trợ các báo cáo, thống kê chuẩn chỉnh theo nhu cầu doanh nghiệp.
  • Chi phí chỉ bằng ½ – ⅓ thuê một kế toán trưởng cho doanh nghiệp

Những vấn đề này đều rất phù hợp cho doanh nghiệp vừa và nhỏ. 

Hãy liên lạc ngay Hotline/ Zalo 0888.005.630 để được hỗ trợ một cách tốt nhất

>> Xem thêm các thông tin về kế toán tổng hợp doanh nghiệp

Chat Zalo với tư vấn viên TOPA Chat Facebook với tư vấn viên TOPA