HƯỚNG DẪN KHI ÁP DỤNG NGHỊ QUYẾT 43/2022 VÀ NGHỊ ĐỊNH 15/2022

Dưới đây là những câu hỏi, những vướng mắc của các công ty khi áp dụng NGhị quyết 43/2022 và NĐ 15/2022. Và nội dung trả lời của Cục thuế TP Hà Nội.


NỘI DUNG HƯỚNG DẪN


Trường hợp hàng hóa, dịch vụ đã bán cung cấp trước ngày 01/2/2022 nhưng lập hóa đơn sau ngày 01/2/2022 có được giảm thuế GTGT hay không?
Trường hợp hàng hóa đã bán (chuyển giao quyền sở hữu, sử dụng cho người mua)/dịch vụ đã hoàn thành việc cung cấp trước ngày 01/2/2022 thì không được áp dụng thuế suất 8% (bao gồm cả trường hợp sang tháng 2/2022 người nộp thuế mới lập hoá đơn cho hàng hóa, dịch vụ đã bán/cung cấp trước 01/2/2022)
2
Trường hợp hóa đơn đã lập trước ngày 01/2/2022 nhưng phát hiện sai sót từ ngày 01/2/2022 thì lập hóa đơn điều chỉnh, thay thế theo thuế suất 10% hay 8%?
Đối với các hoá đơn đã lập trước ngày 01/2/2022 nhưng kể từ ngày 01/2/2022 mới phát hiện sai sót thì khi lập hóa đơn điều chỉnh/ thay thế, người nộp thuế lập theo thuế suất GTGT tại thời điểm bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do hàng hóa dịch vụ được bán/ cung ứng trước ngày 01/2/2022.
3
Trường hợp hàng hóa dịch vụ được giảm thuế GTGT nhưng doanh nghiệp lập hóa đơn theo mức thuế suất không được giảm (10%) nhưng doanh nghiệp không lập hóa đơn điều chỉnh, thay thế có được không?
Đối với các cơ sở kinh doanh lập hóa đơn sai mức thuế suất mà người nộp thuế không thực hiện lập hóa đơn điều chỉnh/ thay thế thì khi cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện sẽ xử lý theo quy định.
4
Hiện nay doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ khác nhau, làm thế nào doanh nghiệp có thể xác định được hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp có được giảm thuế GTGT hay không?
Hiện nay, danh mục hệ thống và nội dung ngành sản phẩm Việt Nam được ban hành kèm theo Quyết định số 43/2018/QĐ-TTg ngày 01/11/2018 của Chính phủ ban hành hệ thống ngành sản phẩm Việt Nam.
Doanh nghiệp căn cứ hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp thực tế sản xuất kinh doanh để xác định hàng hóa dịch vụ theo danh mục tại quyết định 43/2018/QĐ-TTg (mã các cấp, tên sản phẩm, nội dung) sau đó đối chiếu với các cấp, tên sản phẩm tại Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, nếu hàng hóa dịch vụ không thuộc 3 phụ lục tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì được giảm thuế GTGT theo quy định tại NĐ 15/2022/NĐ-CP.
5
Doanh nghiệp căn cứ vào mã ngành kinh tế xác định trường hợp được giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP đúng hay không?
Đối tượng giảm thuế GTGT là hàng hóa dịch vụ, do đó, Doanh nghiệp căn cứ hàng hóa, dịch vụ doanh nghiệp thực tế sản xuất kinh doanh để xác định hàng hóa dịch vụ theo danh mục tại quyết định 43/2018/QĐ-TTg (mã các cấp, tên sản phẩm, nội dung) sau đó đối chiếu với các cấp, tên sản phẩm tại Phụ lục I, II, III ban hành kèm theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP, nếu hàng hóa dịch vụ không thuộc 3 phụ lục tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì được giảm thuế GTGT theo quy định tại NĐ 15/2022/NĐ-CP.
6
Hàng hóa dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt không được giảm thuế GTGT ở tất cả các khâu sản xuất, lưu thông, tiêu dùng hay chỉ không được giảm ở khâu chịu thuế TTĐB?
Các hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (ví dụ như ôtô, rượu, bia,…) thì không được giảm thuế GTGT ở tất cả các khâu.
7
Trường hợp các DN cung cấp dịch vụ ăn uống bao gồm cả đồ ăn và bia, rượu thì có được giảm thuế GTGT đối với bia, rượu hay không?
Trường hợp cơ sở kinh doanh cung cấp dịch vụ ăn uống bao gồm cả đồ ăn và bia, rượu chịu thuế TTĐB thì phải phải lập hóa đơn riêng đối với đồ ăn được giảm thuế GTGT và bia, rượu là mặt hàng chịu thuế TTĐB không được giảm thuế GTGT.

Các vướng mắc đang dự thảo, báo cáo Tổng cục Thuế:


(1) Vướng mắc 1: Khó khăn, vướng mắc về xử lý hóa đơn đã lập có sai sót do ghi sai thuế suất:
Theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định 15/2022/NĐ-CP nêu trên thì trường hợp cơ sở kinh doanh đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì người nộp thuế có thể lập hóa đơn điều chỉnh/ thay thế mà không cần lập biên bản/ thỏa thuận trừ trường hợp các bên có thỏa thuận về việc lập văn bản. Ngoài ra, thực tế hiện nay, nhiều trường hợp người mua không phải là cơ sở kinh doanh thì người bán không thể liên lạc với người mua và lập biên bản điều chỉnh để làm cơ sở lập hóa đơn điều chỉnh theo quy định được.
(2) Vướng mắc 2: Khó khăn vướng mắc khi xác định giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dịch vụ đã bao gồm thuế.

  • Vướng mắc của Cục Đăng kiểm Việt Nam, cụ thể:
    Các dịch vụ đăng kiểm mà Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện theo biểu giá dịch vụ do Bộ Tài chính quy định mức thu, giá dịch vụ được quy định là giá đã gồm thuế giá trị gia tăng.
    Hiện nay, hệ thống các đơn vị đăng kiểm trên cả nước đều đang áp dụng phần mềm khởi tạo hóa đơn dịch vụ đăng kiểm được kết nối với phần mềm Quản lý đăng kiểm để xác định số tiền trên hóa đơn gồm giá dịch vụ đăng kiểm và lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng kiểm. Hệ thống tự động xác định loại xe và giá chưa bao gồm thuế, thuế GTGT.
    Khi triển khai theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP thì việc xác định lại giá chưa bao gồm thuế GTGT để áp dụng giảm thuế GTGT, doanh nghiệp gặp khó khăn trong thực hiện do giá chưa bao gồm thuế xác định lại là các số tiền có số lẻ, đồng thời tổng giá mà người mua thanh toán không bằng với mức giá do Bộ Tài chính ban hành. Ví dụ: Đối với xe ô tô dưới 10 chỗ ngồi, mức giá kiểm định là 240.000 đồng/ xe, xác định lại giá chưa bao gồm thuế sẽ là 218.182 đồng (240.000 đồng/1.1), thuế GTGT phải nộp theo mức đã giảm là 218.12 x 8% là 17.454 đồng. Tổng giá sau thanh toán là 235.636 đồng (khách hàng được giảm 4.364 đồng).
  • Đối với các tem, vé đã in sẵn mệnh giá nhưng giá trị không lớn (vé thăm quan, giá dịch vụ thu gom rác thải,…):
    Thực tế, nhiều trường hợp giá hàng hóa dịch vụ thấp, người mua được giảm không đáng kể nhưng việc triển khai thực hiện lại mất nhiều thời gian như giá dịch vụ thu gom rác thải 6.000 đồng/người/tháng (người mua được giảm 109 đồng).
    Đối với 2 khó khăn, vướng mắc nêu trên, Cục Thuế đang dự thảo báo cáo Tổng cục Thuế xem xét, hướng dẫn.

>> Xem thêm về kế toán Thuế

Chat Zalo với tư vấn viên TOPA Chat Facebook với tư vấn viên TOPA