Có Hay Không Dịch Vụ Kế Toán Tổng Hợp? Họ Làm Những Công Việc Gì?
Sử dụng dịch vụ kế toán tổng hợp hay tuyển kế toán? Phương án nào tối ưu cho doanh nghiệp hơn mà chủ doanh nghiệp cần cân nhắc. Họ đảm nhiệm những công việc gì cho doanh nghiệp? Mời anh/chị cùng Topa tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Có hay không dịch vụ kế toán tổng hợp?
Thông thường, các công ty đều có kế toán riêng với số lượng nhân viên tùy thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn có nhiều doanh nghiệp thuộc bộ máy kế toán hoặc bộ máy kế toán chưa hoàn chỉnh cần tìm người có chuyên môn, kinh nghiệm cao để đảm bảo chất lượng cho bộ sổ sách đem đi báo cáo cho cơ quan nhà nước.
Một số trường hợp thực tế của doanh nghiệp hiện nay:
- Doanh nghiệp vừa mới thành lập chưa ổn định được nhân sự;
- Doanh nghiệp nhỏ không phát sinh quá nhiều hóa đơn, chứng từ cũng như khối lượng công việc trong tháng và không cần thiết phải thuê một kế toán;
- Chi phí nhân viên kế toán là một khoản phí tăng lên đáng kể đối với những doanh nghiệp nhỏ. Nhất là chi phí cho nhân viên kế toán có năng lực cao;
- Doanh nghiệp thỉnh thoảng phát sinh những vấn đề khó khăn đòi hỏi phải được xử lý bởi chuyên gia hoặc người có nhiều năm kinh nghiệm;
- Doanh nghiệp cần lập lại hệ thống kế toán của công ty, giải quyết tất cả những vấn đề tồn đọng một cách khoa học, tiến hành làm báo cáo, nâng cao trình độ của đội ngũ kế toán hiện tại;
- …
Chính vì những lý do trên, dịch vụ kế toán tổng hợp ra đời để đáp ứng mọi nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay. Chi tiết: Dịch vụ kế toán
>>> Xem thêm: Các Vấn Đề Của Doanh Nghiệp Trước/Trong/Sau Khi Tuyển Dụng Kế Toán Là Gì?
Quy trình làm việc của công ty dịch vụ kế toán tổng hợp
Mục đích mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng, quy trình làm việc của dịch vụ sẽ bao gồm 5 bước sau:
Bước 1: Tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp
- Quy chế hoạt động của công ty;
- Phương thức ghi sổ kế toán theo hình thức nhật ký chung hay nhật ký sổ cái;
- Phương thức ghi nhận doanh thu, chi phí, chi phí tài chính;
- Phương pháp thuế GTGT đang áp dụng;
- Hồ sơ lao động có hay không, có đóng bảo hiểm hay không?
- Số lượng tài khoản ngân hàng, tài khoản nào đăng ký thông tin ở chi cục thể?
- Hoạt động tại địa điểm thuê hay nhà giám đốc;
- Có tài sản cố định hay không?
Bước 2: Hạch toán phát sinh liên quan trong kỳ kế toán
- Mở sổ kế toán trên số dư nối tiếp của kỳ kế toán năm trước;
- Định khoản mọi nghiệp vụ phát sinh có chứng từ;
- Phân loại, sắp xếp chứng từ theo thời gian, danh mục;
- Lọc tách các hóa đơn dùng để kê khai thuế hoặc không?
- Phân biệt hóa đơn hợp lý cho chi phí doanh nghiệp, hóa đơn cho chi phí dịch vụ đang cung cấp;
- Ghi nhận tăng tài sản, tăng công cụ dụng cụ và kiểm tra xem doanh nghiệp đã đăng ký phương pháp khấu hao hay chưa? Áp dụng khấu hao theo phương pháp nào? Tài sản mua mới hay cũ? Các tính thời gian khấu hao của tài sản đã qua sử dụng như thế nào?
- Lập bảng lương, trích các khoản trích theo lương và làm các công việc cần thiết liên quan đến người lao động;
- Tập hợp chi phí dở dang và lên được giá vốn dịch vụ đã cung cấp trong kỳ;
- Chốt lại chi phí cuối kỳ và kiểm tra thuế GTGT, thuế TNCN, thuế TNDN có phát sinh hay không?
Bước 3: Lập các báo cáo cần thiết
- Lập báo cáo thuế GTGT;
- Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn. Kiểm tra hợp lý hóa đơn, lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, biên bản thu hồi hóa đơn (nếu cần);
- Lập tờ khai thuế TNCN nếu phát sinh;
- Tạm nộp thuế TNDN nếu có;
- Lập báo cáo kết quả kinh doanh nội bộ và báo cáo kết quả trên chứng từ.
Bước 4: Lập báo cáo tài chính cuối năm
- Dựa theo số liệu đã lên được sổ sách, kế toán lập bút toán kết chuyển và xác định kết quả kinh doanh;
- Lập bảng cân đối tài khoản và kiểm tra với sổ cái các tài khoản liên quan;
- Lập bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Lập bảng cân đối kế toán;
- Lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ;
- Lập bảng thuyết minh báo cáo tài chính.
Bước 5: In sổ sách
- Thiết kế các sổ cái của các tài khoản đã dùng, kế toán in sổ cái để lưu trữ và sử dụng cho quyết toán sau nay;
- In sổ chi tiết các tài khoản;
- Số quỹ tiền mặt;
- Số tiền gửi ngân hàng;
- In sổ khấu hao, sổ theo dõi tài sản;
- Bảng tổng hợp công nợ phải thu và phải trả nhà cung cấp;
- Khóa sổ kế toán và kết thúc năm tài chính.
Phân biệt dịch vụ kế toán trưởng và dịch vụ kế toán tổng hợp
Nếu so sánh sơ lược về kế toán tổng hợp và kế toán trưởng, nhiều người sẽ có thể có một vài nhầm lẫn nhỏ. Cụ thể:
- Kế toán trưởng chịu trách nhiệm xây dựng phác đồ tổng quát, chỉ đạo và hướng dẫn các nhân viên trong bộ phận kế toán thực hiện theo một hướng đi chung nhằm phục vụ mục tiêu lớn nhất của cả doanh nghiệp;
- Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm thực hiện một cách bao quát, tổng thể các công việc cần thiết của một kế toán như thu thập, thống kê, phân tích và lập các báo cáo liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.
Tóm lại, cả hai vị trí này để yêu cầu khả năng có thể nhìn bao quát công việc của cả công ty. Tuy nhiên, kế toán tổng hợp chỉ là người thực hiện nhiệm vụ, còn kế toán trưởng là người đưa ra chỉ đạo hoạt động cho bộ phận kế toán.
Hiện nay, để hỗ trợ thêm cho công việc của kế toán thì việc lựa chọn phần mềm cũng rất quan trọng. Một phần mềm kế toán tốt không chỉ hỗ trợ tác nghiệp hiệu quả mà còn giúp nhà quản lý có thể theo dõi, cập nhật tốt. Chi tiết: Phần mềm kế toán tổng hợp thông minh
>>> Xem thêm:
- Thuê Lại Kế Toán: Giải Pháp Thông Minh Cho Doanh Nghiệp
- Checklist 5 điều cần làm trước khi kế toán nghỉ việc để tránh rủi ro cho doanh nghiệp
Anh chị có băn khoăn hay cần hỗ trợ, anh/chị vui lòng liên hệ HOTLINE: 088.800.5630 hoặc để lại thông tin TẠI ĐÂY.