Hỗ trợ cho người lao động và doanh nghiệp từ chính phủ theo nghị định 116
Sau đợt dịch COVID rất nặng nề vừa qua, Chính phủ đang có nhiều động thái để hỗ trợ doanh nghiệp và người lao động. Nhiều tỉnh thành bị phong toả khiến đời sống người lao động và doanh nghiệp rất khó khăn. Tỉ lệ doanh nghiệp dừng hoạt động lên cao đặc biệt, cùng với đó là số lượng lao động mất thu nhập tăng cao. Với Nghị quyết 116/NQ-CP về chính sách hỗ trợ NLĐ và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
NỘI DUNG NGHỊ QUYẾT HỖ TRỢ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ DOANH NGHIỆP
a) Đối tượng áp dụng
– Người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên).
– Người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.
b) Mức hỗ trợ
Mức hỗ trợ trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động, cụ thể như sau:
– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.
– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.
– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.
– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.
– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.
– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.
c) Nguồn kinh phí: khoảng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2020.
d) Thời gian thực hiện việc hỗ trợ người lao động từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2021.
a) Đối tượng áp dụng
Người sử dụng lao động quy định tại Điều 43 của Luật Việc làm (không bao gồm các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp trước ngày 01 tháng 10 năm 2021.
b) Mức giảm đóng
Người sử dụng lao động được giảm mức đóng từ 1% xuống bằng 0% quỹ tiền lương tháng của những người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
c) Thời gian thực hiện giảm mức đóng
12 tháng, kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2022.
NHỮNG LƯU Ý KHI NHẬN HỖ TRỢ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ DOANH NGHIỆP
Đầu tiên, cần biết được nguồn kinh phí của nghị quyết này đến từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của Nhà nước.
Vì vậy, đối tượng được nhận trợ cấp sẽ là những đối tượng có tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:
- Người lao động
- Doanh nghiệp
Thời điểm này ( 30/09), chưa có thông tư, công văn hướng dẫn cụ thể về việc doanh nghiệp, người lao động cần làm gì để nhận đực những trợ cấp này.
Tuy nhiên, TOPA.VN sẽ sớm cập nhật hướng dẫn chi tiết để doanh nghiệp có thể theo dõi và đảm bảo được quyền lợi của mình.
Hãy theo dõi chúng tôi, và đặc biệt, nếu làm đối tác – Khách hàng của TOPA sẽ được hỗ trợ miễn phí những ưu đãi này.